Đắk Nông sử dụng 1.000 tỉ đồng cho dự án cao tốc Đắk Nông sử dụng 1.000 tỉ đồng cho dự án cao tốc

Đắk Nông sử dụng 1.000 tỉ đồng cho dự án cao tốc

  • Giá : 630 triệu
  • Diện tích : 250 m2
  • Ngày đăng : 25/10/2024
  • Mã tin : 636635
Thông tin mô tả
Đắk Nông - UBND tỉnh vừa công bố việc sử dụng 1.000 tỉ đồng từ nguồn vốn trung hạn để triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành.
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài khoảng 128,8km, với tổng mức đầu tư của dự án là 25.540 tỉ đồng. Ảnh: BẢO LÂM
Ông Trần Đình Ninh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, số vốn 1.000 tỉ đồng được trích từ khoản tiết kiệm và tăng thu ngân sách trong giai đoạn 2021-2025. Qua đó, bảo đảm không ảnh hưởng đến các dự án khác của tỉnh.
Theo ông Ninh, năm ngoái, tỉnh đã cấp 2,5 tỉ đồng cho Ban quản lý dự án xây dựng để làm đường gom. Đồng thời, bố trí 60 tỉ đồng cho UBND huyện Đắk R’lấp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Thực tế, huyện chưa nhận vì chưa có mốc để triển khai.
"Năm 2024, đã phân bổ 225 tỉ đồng để chuẩn bị cho dự án đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành" – ông Ninh cho biết.
Theo Nghị quyết, dự án có phạm vi đầu tư khoảng 128,8km, chia thành 5 dự án thành phần.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 25.540 tỉ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách trung ương là 10.536,5 tỉ đồng; vốn ngân sách địa phương là 2.233,5 tỉ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp là 12.770 tỉ đồng.
Dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được thực hiện từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đi qua tỉnh Đắk Nông có chiều dài 27,8km, tổng diện tích đất thu hồi khoảng 526ha, cần bố trí tái định cư cho 252 hộ, chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Đắk R’lấp.
Mục tiêu dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành nhằm xây dựng tuyến cao tốc trọng điểm kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ; kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua đó, tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Dự án cũng khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác khoáng sản, từng bước cơ cấu lại kinh tế vùng Tây Nguyên.
Dự án sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và quốc gia.
958